Danh mục sản phẩm

Bài viết xem nhiều

Biện pháp thi công mái Đá Lai Châu- Dán trực tiếp

  16/12/2016

PHƯƠNG PHÁP DÁN TRỰC TIẾP LÊN MÁI BÊ TÔNG

* Bước 1: Khảo sát công trình và chuẩn bị vật tư.

- Đo đạc khảo sát mái và tính toán khối lượng vật tư cần dùng.

- Mái bê tông được trát phẳng đều với độ dày 30mm, độ chênh lệch cho phép ± 5mm.

- Đá Lai Châu đạt tiêu chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ vùng núi đá Lai Châu, không giống như đá Trung Quốc được nhuộm màu. Đá Lai Châu chuẩn là đá có màu đen tuyền đồng đều, không phai màu và có độ cứng cao. 

- Bitum biến tính (Ví dụ: Sikaproof membrane) dùng để quét toàn bộ mái bê tông mục đích là để không cho clanke xi măng thoát ra ngoài khi có nước mưa chảy qua.

- Keo dán đá gốc Epoxy hoặc gốc nhựa vì loại keo này có độ bám dính và đàn hồi tốt hơn các loại keo dán thông thường khác. (Lưu ý: Tuyệt đối không dùng keo gốc xi măng. Vì khi có nước mưa chảy qua sẽ cuốn clanke xi măng ra ngoài mái đá, từ đó tạo thành các vệt trắng, hoen ố và rêu mốc trên mái đá)

- Đinh bê tông 2cm và 3cm

- Mũi khoan Inox Ø 4mm

- V inox sối âm (nếu mái có sối âm) - Ngói bò úp nóc bằng sứ tráng men đen giống màu của đá.

- Máy cắt tay, búa và các dụng cụ cần thiết để lợp mái.

* Bước 2: Xử lý mái bê tông và đục lỗ trên đá lợp mái.

- Quét Bitum biến tính (Ví dụ: Sikaproof membrane) lên toàn bộ mái bê tông, quét 2 lớp (chiều quét 1 lần ngang và dọc 1 lần). Mục đích của lớp Bitum biến tính là có tác dụng ngăn clanhke xi măng (clinker) thoát ra ngoài khi có nước mưa chảy qua. Vì vậy mái đá sẽ không bị nước mưa cuốn clanke ra tạo thành vệt mốc trắng, hoen ố trên mái đá. Ngoài ra tính năng đàn hồi của lớp Bitum biến tính góp phần tạo cho việc liên kết giữa đá và mái bê tông bền vững hơn khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

- Đặt từng viên đá lợp lên tấm gỗ phẳng và dùng đinh bê tông đóng vào đá. Vị trí đục lỗ cách cạnh trên cùng và cạnh bên là 50mm. Mỗi viên đá đục hai lỗ.

- Vận chuyển đá lợp đã được đục lỗ, keo dán đá... và các dụng cụ lên mái.

* Bước 3: Thi công dán mái đá

- V inox sối âm vào mái bê tông bằng keo dán và đinh bê tông (nếu mái có sối âm)

- Dùng keo dán gốc Epoxy hoặc gốc nhựa gắn đá vào mái bê tông.

- Dùng đinh bê tông 2cm đóng vào lỗ đã định sẵn trên đá để liên kết giữa đá và mái bê tông. Mỗi viên đá đóng 2 đinh.

- Hàng đầu tiên lợp hai lớp ngói đá.

Hàng ngói thứ 2 chờm lên hàng thứ nhất là 170mm đối với đá lợp 200x300mm (Với đá lợp 140x210mm là 130mm; đá 200x250mm là 150mm; đá 180x270mm là 160mm). Độ chờm tùy thuộc vào kích thước của đá lợp, trung bình khoảng 60% chiều dài của viên đá lợp mái.

- Hàng cuối cùng cũng lợp hai lớp ngói đá.

- Lợp ngói bò úp nóc: Liên kết ngói úp nóc vào mái bê tông bằng keo dán và đinh 3cm. Mỗi viên ngói 2 đinh. 

Bản vẽ chi tiết

 

* Bước 4: Kiểm tra và vệ sinh mái đá.

- Kiểm tra lại toàn bộ mái đá công trình.

- Hai ngày sau khi hoàn thiện dùng nước bơm (áp lực nước như vòi sịt rửa xe máy thông thường) xịt rửa toàn bộ mái đá.

- Nghiệm thu và bàn giao công trình.

Bảng mẫu đá lợp

 

  • Địa chỉ: Tổ 8, Phương Na Lay, Thị xã Mường Lay,Tỉnh Điện Biên
  • VPGD Hà Nội: 134 Đường K2, P.Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm.
  • Điện thoại: 046 259 4888 Fax: 043 797 0021
  • Hotline: 090 2429 888 - 096 311 2637
Bình luận
Tin tức mới